Nhằm tránh bị xử phạt vi phạm hành chính do không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật, các doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên một trong các tờ báo báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2005)
2. Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu
Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Việc sử dụng con dấu khi chưa có Giấy chứng nhận này bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng và bị thu hồi con dấu.
3. Tiến hành gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
Đối với những công ty mới thành lập các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đều phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở. Trong trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và phải gắn tên của doanh nghiệp theo quy định.
4. Mở tài khoản ngân hàng (nên mở ở các ngân hàng uy tín, tiện giao dịch), nộp Thông báo sử dụng số tài khoản ngân hàng lên Sở KH&ĐT.
5. Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT (Mẫu 06- GTGT), trong năm ngày làm việc cơ quan thuế có công văn trả lời.
Theo theo thông tư 119/2014/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi luật thuế GTGT có hiệu lực từ 01/09/2014 có qui định các doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 01/09/2014 sẽ được phép đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và sẽ được đặt in hóa đơn đơn GTGT nếu đủ điều kiện.
6. Thực hiện góp vốn theo cam kết
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn như sau:
- Đối với công ty TNHH: Chủ sở hữu hoặc các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
- Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD.
7. Đăng ký tờ khai thuế Môn bài
Lưu ý : “Yêu cầu các doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động dưới 12 tháng chỉ được đặt in hóa đơn khi có xác nhận của cơ quan Thuế và phải báo cáo việc phát hành và sử dụng hóa đơn hàng tháng. Tăng cường công tác kiểm tra việc phát hành sử dụng hóa đơn đối với các doanh nghiệp mới thành lập.” theo công văn số: 7527/BTC-TCT ngày 12/6/2013 v/v tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế.
8. Giấy phép con
Đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… gọi chung là giấy phép con, doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Nếu quý khách có nhu cầu biết thêm thông tin hỗ trợ về thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ với Công ty tư vấn luật Blue để được tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết liên quan
Thủ tục mua hóa đơn tại cơ quan thuế theo quy định hiện hành
08:49 Ngày 24/03/2018Bố cáo thành lập doanh nghiệp và những điều cần lưu ý
09:51 Ngày 21/03/2018Khái niệm, đặc điểm cùng những ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
08:36 Ngày 03/03/2018Thủ tục thành lập công ty Cổ phần
14:07 Ngày 27/02/2018Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Nghệ An
18:20 Ngày 07/02/2018Tư vấn thành lập công ty TNHH tại Nghệ An
22:09 Ngày 23/01/2018Đăng ký doanh nghiệp tại Nghệ An
21:49 Ngày 22/01/2018Thành lập công ty dịch vụ bảo vệ
20:11 Ngày 03/01/2018Thủ tục thành lập công ty hợp danh
15:04 Ngày 28/12/2017Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành loại hình công ty TNHH
16:03 Ngày 06/12/2017Thành lập công ty
- Những vấn đề lưu ý sau khi thành lập công ty
- Trước khi thành lập công ty cần lưu ý những gì?
- Thời hạn sử dụng dấu tròn Doanh nghiệp
- Thủ tục khắc dấu công ty theo Luật doanh nghiệp 2014?
- Khắc dấu công ty ở đâu theo Quy định mới 2015 ?
- Làm thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Bao nhiêu tiền?